Đăng lúc: Thứ tư - 04/10/2017 11:13
- Người đăng bài viết: menthanhgia
Tin Vatican ngày 04 tháng 10 năm 2017
Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết chung thứ 4 ngày 04 tháng 10 năm 2017 tại quãng trường Thánh Phêrô với chủ đề: Những nhà truyền giáo của niềm hy vọng hôm nay
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng! Trong buổi Giáo Lý này tôi muốn nói về đề tài “Những nhà truyền giáo của niềm hy vọng hôm nay”. Tôi hài lòng làm điều này khi bắt đầu tháng 10, tháng mà Giáo Hội dành riêng cách đặc biệt cho việc truyền giáo và cũng trong lễ kính Thánh Phanxico Assisi, Ngài là một nhà truyền giáo vĩ đại!
Thật vậy, Kitô hữu không phải là một tiên tri của điều bất hạnh. Chúng ta không phải là tiên tri của sự rủi ro. Căn tính của lời loan báo là đối lập lại, sự đối lập đó là Chúa Giêsu, đã chết vì tình yêu và Thiên Chúa Chà đã làm cho Người sống lại vào sáng Phục Sinh. Đây là trọng tâm của niềm tin Kitô hữu. Các Tin Mừng dừng lại ở ngôi mộ của Chúa Giêsu, câu chuyện của vị tiên tri này đi đến chổ chỉ thêm vào trong muôn vàn tiểu sử của những anh hùng những người đã mất sự sống vì một lý tưởng. Tin Mừng có lẽ sẽ là một cuốn sách, một sự khuyên giải nhưng không là một loan báo của niềm hy vọng.
Nhưng các Tin Mừng không đóng lại ở ngày thứ 6 Tuần Thánh, đi xa hơn nữa, và chính đoạn cuối đã biến đổi cuộc sống chúng ta. Các môn đệ của Đức Giêsu đã bị ngã lòng trong ngày thứ 7 ấy sau khi Ngài bị đóng đinh, tảng đá tròn chắn trước cửa mộ cũng đóng luôn 3 năm đầy hăng say và nhiệt huyết được cùng sống với Người Thầy Nazareth. Bởi vì Chúa Giêsu không chỉ sống lại cho riêng mình, như thể sự tái sinh của Ngài là một đặc quyền của sự ganh tị: Ngài lên cùng Chúa Cha là bởi vì muốn rằng mỗi người trong chúng ta sẽ được dự phần vào sự phục sinh ấy và lôi kéo mỗi thụ tạo lên cao. Và trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống các Tông Đồ được biến đổi từ hơi thở của Chúa Thánh Thần. Không chỉ là một tin tốt lành để mang đến cho mọi người, nhưng các Tông Đồ cũng được tái sinh một cuộc sống mới. Sự Phục Sinh của Đức Kitô biến đổi chúng ta với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu sống, sống giữa chúng ta, đang sống và có sức mạnh biến đổi.
Thật đẹp nghĩ rằng họ là những người loan báo tin về sự Phục Sinh của Đức Kitô không chỉ bằng lời nói, nhưng với những việc làm và là chứng nhân của sự sống! Chúa Giêsu không muốn các môn đệ có khả năng lặp lại hình thức học thuộc lòng. Ngài muốn những chứng nhân: những con người rao truyền niềm hy vọng với cách thức họ đón nhận, cười, yêu thương. Trên hết là yêu thương: bởi vì sức mạnh của sự phục sinh làm cho các Kitô hữu có khả năng yêu mến ngay cả khi tình yêu dường như đánh mất lý do của nó. Có “điều hơn nữa” cư ngụ nơi sự hiện hữu của Kitô hữu và người ta không giải thích một cách đơn giản với sức mạnh của một tâm hồn hoặc với một sự lạc quan lớn lao. Niềm tin, niềm hy vọng của chúng ta không chỉ là sự lạc quan, là một cái khác hơn nữa! Là như thể các Kitô hữu là những người có thêm một “khoảng trời” trên đầu. Điều này thật đẹp: chúng ta là những người với thêm một khoảng trời trên đầu, được đồng hành bởi một sự hiện diện không một ai có khả năng hiểu thấu được.
Như vậy, bổn phận của các Kitô hữu trong thế giới này là mở ra những không gian cứu độ, như những tế bào của sự tái sinh khả năng hoàn trả lại nhựa sống dường như đã mất vĩnh viễn. Khi bầu trời đầy mây, phúc cho ai nói đến ánh mặt trời. Đấy, người Kitô hữu thật sự là như vậy: không phàn nàn, không giận dữ, nhưng chiến thắng bởi sức mạnh của sự phục sinh, không có một tệ hại nào là bất diệt cả, không có một đêm đen nào mà không có kết thúc, không có một con người nào hoàn toàn sai lầm, không có sự căm thù nào có thể đánh bại tình yêu.
Chắc chắn, một vài lần các môn đệ phải trả giá khá đắt cho niềm hy vọng được trao ban bởi Đức Giêsu. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao Kitô hữu không bỏ rơi dân tộc họ trong thời gian họ bị bách hại. Họ ở lại đó, nơi không chắc chắn rằng sẽ có ngày mai, nơi người ta không thể hoạch định một chương trình dù bất cứ dưới hình thức nào, chỉ còn lại niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ đến những người anh chị em chúng ta ở vùng Trung Đông họ đã làm chứng về niềm hy vọng, ngày cả hiến dâng mạng sống vì niềm hy vọng này. Họ là những Kitô hữu thực sự! Những người này họ đã mang “bầu trời” trong trái tim họ, nhìn lên trên, luôn luôn hướng lên cao. Ai có ơn đón nhận sự phục sinh của Đức Kitô có thể hy vọng trong thất vọng. Các vị tử đạo của mỗi thời đại, với sự trung thành của họ và Đức Kitô, họ nói rằng sự bất công không phải là lời cuối cùng của cuộc sống. Trong Đức Kitô phục sinh chúng ta tiếp tục hy vọng. Những người nam và người nữ những ai có được cái “tại sao” của cuộc sống họ có khả năng chịu đựng hơn những người khác trong những tệ hại và rủi ro. Nhưng ai có Đức Kitô bên cạnh thực sự họ không sợ điều gì cả. Bởi điều này, những người Kitô hữu, những người Kitô hữu thực sự, họ không bao giờ là những người dễ dãi và xuề xòa. Sự nhẹ nhàng của họ không lẫn lộn với sự không chắc chắn và quy phục dễ dàng. Thánh Phaolo khuyến khích Timothe đau khổ vì Tin Mừng, Ngài nói thế này “Thiên Chúa không trao ban cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng sức mạnh, đức bác ái và sự thận trọng” (2 Tm 1,7). Té ngã và đứng dậy luôn luôn.
Anh chị em thân mến, bởi vì mỗi Kitô hữu là một nhà truyền giáo của niềm hy vọng. Không bởi sự xứng đáng của mình nhưng bởi ân sủng của Thiên Chúa. Hạt lúa mì gieo xuống đất, chết đi và sinh nhiều bông hạt (x. Ga 12, 24).
Thông báo từ Tổng thư ký của Thượng hội Đồng Giám Mục về người trẻ sẽ bắt đầu cuộc họp từ ngày 19 – 24 tháng 3 năm 2018, để chuẩn bị cho Thượng hội Đồng này sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2018 với chủ đề “Người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi”. Cuộc họp này có sự tham dự của đại diện các bạn trẻ khắp thế giới, cũng như đại diện các bạn trẻ của các tôn giáo khác và không tôn giáo.
Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ
Nguồn tin: w2.vatican.va
Ý kiến bạn đọc