CHƯỚNG KHÍ CỦA TIỀN BẠC
Tiền bạc không làm cho con người dễ dàng đi trên con đường đức hạnh. Nhận số tiền này chắc chắn tôi sẽ gặp hiểm nguy. Nếu số tiền còn ở đây, tôi sẽ tiêu. Nếu nó không có nữa, cũng tốt thôi.
Cắt ngang phán đoán không phải là việc làm thích thú của Ariston. Phải làm tốt hơn: phải lý luận hơn người đối thoại dù họ nói gì đi nữa khẳng định hay phủ định.
_ Bạn nói trời nóng phải không? Đúng, trời nóng, tôi cũng thấy vậy. Nhưng bây giờ bạn nói trời lạnh, tôi sẽ tìm cho bạn một người đang run cầm cập trong thành phố này. Tôi đồng ý tất cả mọi đề nghi của bạn. Ngay khi bạn đề cập đến là tôi thấy nó tốt và đúng. Cái này hay cái kia, đó chỉ là quan điểm. Bây giờ bạn hãy thay đổi vị trí: bạn sẽ không có cùng quan điểm.
Cũng thế đối với các vấn đề về chính trị, chiến tranh, kịch nghệ và ngay cả triết lý. Ariston sẽ lập lại những gì ông nghe nói, bởi vì nhà hiền triết thì không có ý kiến, nói xong, ông tiếp tục đi con đường của ông.
Một ông Persarios nào đó chán không muốn nghe lập luận ba phải của Ariston, lúc nói không, lúc nói có, lại lúc nào cũng trịnh trọng đọc những gì người khác yêu cầu. “Làm sao có thể nói có khi hồi nãy vừa nói không?” Cai cách nói năng như thế này của Ariston làm Persaios cáu gắt. Nói năng không lặp trường như thế là sai. Mấy trò chơi này là con nít. Cần phải mạnh tay lôi Ariston ra khỏi màn kịch này. Persarios tưởng tượng ra một kế hoạch để làm.
Persarios có nuôi hai đứa bé sinh đôi, ông rất thương hai đứa bé này và dạy cho chúng nghệ thuật đan giỏ. Ngoài cái thú đấu trí triết lý, ông còn đan giỏ rất giỏi. Ở Athènes, ông nổi tiếng là người mạnh khỏe. Một ngày nọ, Ariston lại chơi cái mửng nói có rồi lại nói không, Persarios quyết định ra tay.
Ông để cẩn thận tất cả tiền tiết kiệm của cha mẹ ông trong một cái giỏ. Liếc qua ai cũng biết đó là một số tiền lớn. Ông còn thêm vào đó tiền tiết kiệm của ông và nhờ một trong hai em sinh đôi đến nhà Ariston. Persarios đứng cách vài căn nhà để canh, chú bé khệ nệ khiêng cái giỏ trên vai. Đến nhà Ariston, chú để cái giỏ trước cửa nhà. Chú gõ cửa, chú kêu cửa và cuối cùng Ariston đi ra.
_ Ông là Ariston? Chú bé hỏi.
_ Chính tôi.
_ Cháu có một số tiền khá lớn phải đưa cho ông Ariston. Nhưng cháu muốn biết chắc để không đưa lầm người.
_ Nhưng ai gởi tiền cho tôi?
_ Có một người nhưng cháu không thể nói tên. Nhưng ông biết làm gì nếu số tiền này bây giờ là của ông?
_ Con có lý.
_ Ông hẳn hạnh phúc khi nhận món quà từ trên trời rớt xuống…
_ Tôi không biết. Cũng có thể tốt, mà cũng có thể xấu. Ai biết được? Ngày mai có thể tôi sẽ có một cái nhà mới mà không chừng cái mái nhà này có thể rớt xuống trên đầu tôi. Chuyện gì thì chuyện cũng chẳng nên mừng vì mình không biết chuyện gì sẽ xảy ra, cho nên con thấy đó, tôi thật dửng dưng khi thấy cái giỏ này.
Ngay lúc đó, chú bé sinh đôi kia đi qua. Thấy em mình, chú tiến tới, cúi xuống và lấy cái giỏ. Không nói một tiếng, Ariston nhìn theo chú bé, lòng nhói lên lo một chút nhưng ông vẫn giữ thái độ dửng dưng. Ông nhìn theo và không hiểu vì sao cái giỏ nan vô nghĩa này lại vừa đến đã vội đi: “Mới vừa rồi tôi tưởng cái giỏ đó của tôi, mà nay...
_ Nhưng ông nói...
_ Tôi nói cái gì?
_ ... là ông dửng dưng trước mọi chuyện.
_ Đúng vậy.
_ Vậy thì sao ông than mất tiền nếu vì đồng tiền này làm cho ông trượt đà.
_ Con có lý. Tiền bạc không làm cho con người dễ dàng đi trên con đường đức hạnh. Nhận số tiền này chắc chắn tôi sẽ gặp hiểm nguy. Nếu số tiền còn ở đây, tôi sẽ tiêu. Nếu nó không có nữa, cũng tốt thôi.
Ý kiến bạn đọc